Piano là một trong những nhạc cụ phổ biến nhất, mang lại giai điệu đẹp mắt và sâu lắng. Đối với những người yêu âm nhạc và muốn tự mình diễn đàn, việc học đệm hát trên piano là bước quan trọng, giúp kết nối giữa giọng hát và tiết tấu của nhạc cụ. Dù bạn là người hoàn toàn mới mẻ với piano hay đã có chút kiến thức cơ bản, bài viết này TED SAIGON sẽ hướng dẫn bạn cách đệm hát piano từ những bước đầu tiên, giúp bạn mở ra một thế giới âm nhạc tràn đầy cảm xúc.Khái Niệm Đệm Hát Piano
Đệm hát piano được hiểu đơn giản là 1 người đánh đàn piano làm nhạc nền cho người khác hát hoặc cho 1 nhạc cụ khác hay còn gọi là giai điệu chính.Không ít người cho rằng, việc học đệm hát piano rất khó khăn và muốn bỏ cuộc ngay những lần đầu tập luyện. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng khi bắt đầu tiếp thu kiến thức mới bất cứ ai cũng cảm thấy khó khăn. Nếu vượt qua được thời điểm khó khăn ở những bước đầu học thì bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra.Học đệm hát piano không phải là việc đơn giản, bạn cần phải tiếp thu nhiều kiến thức và dành rất nhiều thời gian luyện tập thì mới thành công.
Khi đệm hát piano cơ bản, có 2 kiểu đệm chính mà bạn cần nắm rõ đó là: Đệm đàn piano theo kiểu cả hợp âm và giai điệu: Đệm hòa âm và chơi cả giai điệu, có thể sử dụng cho đệm hát khi người hát không nắm vững giai điệu hoặc chơi solo piano một ca khúc. Người chơi phải đệm hát sao cho các giai điệu bài hát quyện vào hợp âm. Với kiểu đệm này tiêu tốn khá nhiều thời gian tập luyện thì mới có thể chơi thành thạo được.Đệm đàn piano hòa âm không giai điệu: Đệm hòa âm only, ít đường nét giai điệu thường được dùng trong đệm hát hoặc cho 1 nhạc cụ chơi giai điệu. Với kiểu đệm này thường được dùng đệm hát khi người hát không chắc chắn về nhịp và đây được xem là kiểu đệm đơn giản và thường gặp nhất.
Như đã nói ở trên, việc đệm hát piano không đơn giản mà cần nhiều thời gian tập luyện và phải có lộ trình bài bản thì mới thành công. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp 3 bước học đệm hát piano dành cho người mới bắt đầu:
Học các kiến thức nhạc lý cơ bản chính là nền tảng đầu tiên giúp bạn hiểu rõ về đàn piano, các nốt nhạc piano, trường độ, hợp âm, nhịp phách,… Từ đó giúp việc luyện tập đệm hát piano dễ dàng hơn. Những kiến thức nhạc lý cơ bản mà bạn cần nắm vững:
Để chơi được các loại đàn piano, trước tiên bạn cần nắm rõ vị trí cũng như tên gọi chính xác của từng nốt nhạc trên bàn phím. Sau đây là cách nhận diện nốt nhạc trên phím đàn piano:Phím đàn piano gồm 7 nốt nhạc cơ bản (phím trắng) được ký hiệu lần lượt là: C, D, E, F, G, A, B tương ứng với các nốt Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si.Phím đàn cuối cùng bên trái là A (La) và lần lượt là các phím B, C, D, E, F, G. Các nốt nhạc trên đàn piano được sắp xếp tạo thành 1 chuỗi tuần hoàn.Các phím trắng trên đàn piano được xếp cạnh nhau, còn các phím đen thì được sắp xếp theo nhóm 2 và 3 phím.Nốt D (Rê) nằm giữa nhóm hai phím đen liền kề, nốt trắng A (La) và nốt G (Sol) thì nằm giữa nhóm 3 phím đen.
Trong quá trình học, bạn hãy tập chép và đọc tên các nốt nhạc piano để ghi nhớ đúng vị trí của từng nốt trên phím đàn. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp ghi nhớ những nốt nhạc này nhanh hơn bằng cách:Lấy nốt nhạc mà bạn dễ dàng ghi nhớ làm mốc.Quan sát nốt nhạc tiếp theo đi lên hay xuống tại vị trí bao nhiêu dòng và bao nhiêu khe trên khuông nhạc thì di chuyển ngón tay lên hoặc xuống phím đàn tương ứng.Luyện tập cho đến khi bạn có thể tự di chuyển các ngón tay mà không cần phải nhìn xuống phím đàn piano.
Đàn piano có 14 hợp âm cơ bản gồm: 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Sau đây là cách phân biệt hai hợp âm đệm hát piano này:– Hợp âm trưởng: Được ký hiệu là các chữ cái in hoa C, D, E, F, G, A, B. Tương ứng: C chính là Do trưởng (Do – Mi – Sol), D chính là Re trưởng (Re – Fa# – La), E chính là Mi trưởng (Mi – Sol# – Si), F chính là Fa trưởng (Fa – La – Do), G chính là Sol trưởng (Sol – Si – Re), A chính là La trưởng (La – Do# – Mi) và B là Si trưởng (Si – Re# – Fa#)– Hợp âm thứ: Được ký hiệu thêm chữ “m” liền vào phía sau các chữ cái in hoa. Ví dụ: Cm chính là Đô thứ (Do – Mi (b) – Sol), Dm chính là Rê thứ (Re – Fa – La), Em chính là Mi thứ (Mi – Sol – Si), Fm chính là Fa thứ (Fa – La(b) – Do), Gm chính là Son thứ (Sol – Si(b) – Re), Am chính là La thứ (La – Do – Mi) và Bm chính là Si thứ (Si – Re – Fa#).
Ngoài ghi nhớ 14 hợp âm thì bạn cần hiểu rõ dấu thăng (#) tăng ½ cung và dấu giáng (b) giảm ½ cung. Dấu thăng và dấu giáng thường được ký hiệu cố định ở đầu khuông nhạc, chúng được đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó sẽ tăng hoặc giảm ½ cung.
Trường độ nốt nhạc được hiểu là độ dài của âm thanh. Giá trị trường độ được quy định bằng các nốt nhạc có hình dạng khác nhau. Với mỗi nốt nhạc sẽ có hai bộ phận:Thân nốt nhạc: Xác định vị trí cao độ của âm thanh.Đuôi và dấu móc: Xác định độ dài của âm thanh.
Với mỗi bản nhạc thường có 7 nốt cơ bản với quy định trường độ: nốt tròn, nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc ba, nốt móc kép và nốt móc bốn. Trong đó, nốt đứng trước có giá trị độ dài gấp đôi nốt đứng sau, cụ thể:
Nốt tròn = 2 nốt trắng
Nốt trắng = 2 nốt đen
Nốt đen = 2 nốt móc đơn
Nốt móc đơn = 2 nốt móc kép
Nốt móc kép = 2 nốt móc ba
Nốt móc ba = 2 nốt móc bốn
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.